Nguyên nhân và chống thấm nhà vệ sinh
Nguyên nhân và chống thấm dột nhà vệ sinh
Nhà vệ sinh được coi là công trình phụ nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong ngôi nhà. Bởi nhu cầu sử dụng nhà vệ sinh là nhu cầu thiết yếu của mỗi người. Sẽ thế nào nếu sàn nhà dột nước? Tường nhà vệ sinh ẩm ướt và rêu xanh? những mùi hôi khó chịu gây ra bởi không gian ẩm mốc gây ra do nấm?
Dưới đây cùng Suanhapt tìm hiểu xem nguyên nhân gây thấm là gì?
Nguyên nhân gây thấm nhà vệ sinh và cách khắc phục.
Có rất nhiều nguyên nhân gây thấm dột nhà vệ sinh. Với kinh nghiệm lâu năm trong sửa chữa nhà cửa, nhà vệ sinh. Chúng tôi tổng hợp những nguyên nhân thường gặp phổ biến nhất bao gồm: Gạch bị vỡ, các vị trí nối gạch được trát bởi keo chà ron bị bong; tường nứt nước mưa thấm vào; hệ thống ống dẫn nước bị bể; van nối giữa các ống dẫn nước bị rò rỉ; vòi nước hay bộ vòi xịt nhà vệ sinh bị hư hỏng gây rò rỉ.
1.1 gạch nền nhà vệ sinh bị vỡ, vị trí nối gạch bị bong.
Nguyên nhân gạch vỡ thường do tác động mạnh như rơi vật nặng, hoặc nền lát gạch không bằng phẳng. Qua thời gian sử dụng dưới tác động của lực tạo hổng => vỡ. Vị trí nối gạch bởi men sứ bị bong tróc. Sử dụng lâu ngày thường xuyên dội nước và chà cọ bằng hóa chất thường khiến men gạch bong. Nước thấm qua những khe hở này ngấm xuống dưới, lâu không thoát hơi nước được nước tích tụ và gây ẩm ướt.
==> cách khắc phục: Thay những tấm gạch đã vỡ bằng tấm mới. Chú ý cơi lại bề mặt trước khi lót gạch. Trét lại keo chà ron cho cho nhà vệ sinh.
1.2. Tường bị nứt gây thấm nhà vệ sinh.
Với đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm trong không khí cao. Đặc biệt ở Tp. HCM nắng mưa thường thất thường càng làm cho tường dễ bị nứt. Có những thời điểm mùa mưa kéo dài và mưa lớn nước thấm lâu dần gây ẩm mốc, thấm dột.
Vậy chống thấm nhà vệ sinh như thếnào khi có hiện tượng nứt tường. Sau khi xác định đúng nguyên nhân và tìm ra được vị trí nứt gây thấm thì sữa chữa ngay tại đó. Trước tiên cần cạo sạch lớp ẩm mốc, rong rêu, làm sạch và để khô bề mặt. Sử dụng keo chống thấm nhà vệ sinh chuyên dụng. Sau khi hoàn thành cần để khô trước khi sử dụng nước trên mặt tường để tránh lớp chống thấm chưa kịp ăn bị bong tróc.
1.3 Nhà vệ sinh thấm dột do hệ thống ống dẫn nước bị rò rỉ.
Với nguyên nhân xuất phát từ sự rò rỉ hệ thống ống dẫn nước thường hay xảy ra nhất. Do hệ thống sử dụng lâu ngày nên đã xuống cấp. Tại các vị trí van nối kim loại bị rỉ sét gây rò rỉ nước. Nước rò rỉ thấm qua tường do không thoát kịp tạo thành những mảng thấm tường, để lâu sẽ có rêu xanh. Cũng có nhiều khả năng là bộ vòi xịt nhà vệ sinh bị hư hỏng. Gây rò rỉ nước, nước thấm tường, để lâu ngày gây thấm, mục tường.
Cách chống thấm nhà vệ sinh như thế nào hiệu quả? với trường hợp bộ vòi xịt nhà vệ sinh bị hư chỉ cần thay cái mới là được. Tuy nhiên nếu do hệ thống ống dẫn nước bị rò rỉ thì việc khắc phục sẽ khó khăn hơn. Nhà vệ sinh là nơi thường xuyên sử dụng nước. Hiện nay ống dẫn nước thường được làm âm tường. Để xác định đúng vị trí gây ra rò rỉ cần phải đục tường, nền gạch thì mới khắc phục được. Nên thay van mới cho các vị trí nối , nếu đường ống bị bể thì thay hẳn ống mới cho nhà vệ sinh.
Dịch vụ chống thấm nhà vệ sinh
Suanhaphattai với kinh nghiệm hơn 10 năm chuyên chống thấm tường nhà, nhà vệ sinh. Chúng tôi đã khắc phục nhiều công trình chống thấm cho các khách hàng trong tp. HCM, Biên Hòa, Bình Dương. Với đội ngữ thợ chống thấm chuyên nghiệp luôn mang lại hài lòng cho quý khách.
Khi cần sử dụng dịch vụ chống thấm hãy liên hệ cho chúng tôi :
- Website: www.suanhaphattai.com
- Điện thoại: 0904.788.767 hoặc 0938.755.805
- Địa chỉ: 177, Cống Lở, Tân bình, Hồ Chí Minh